Phân tích mô hình SWOT của Acecook

Phân tích mô hình SWOT của Acecook, một trong những công ty FMCG ngành hàng mì ăn liền lớn nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Acecook.

1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Acecook

Acecook Co, Ltd. là một công ty đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất các loại mì ăn liền, gia vị và thực phẩm. Acecook có 2 công ty con ở nước ngoài là Acecook Việt Nam và Acecook Myanmar. Đến nay, thương hiệu này đã có mặt tại 47 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc, Hồng Kông, châu u v..v… Tuy nhiên, thành công nhất của tập đoàn vẫn ở thị trường Việt Nam.


Bước ngoặt lớn nhất của Acecook phải kể đến việc thâm nhập thị trường Việt Nam với liên doanh Vifon – Acecook. Bắt đầu sản xuất từ năm 1995 với chỉ một dây chuyền duy nhất. Đến năm 2003, Acecook Việt Nam đã đồng loạt xuất khẩu sang các thị trường Úc, Mỹ, Nga, Đông Âu, Trung Quốc, châu Phi và các nước Đông Nam Á khác, mang về cho tập đoàn doanh thu 3 triệu USD.

Trong suốt giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu của công ty tăng trưởng đều đặn, đạt tới hơn 10.000 tỷ đồng vào năm 2019 với lãi ròng hơn 1.600 tỷ đồng. Acecook hiện chiếm giữ hơn 50% thị phần mì ăn liền Việt Nam và đứng vị trí thứ 5 thị trường Nhật Bản.

Bạn đã biết tổng quan về Acecook. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Acecook.

2. Strengths (Điểm mạnh) của Acecook

Phân tích mô hình SWOT của Acecook bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Acecook.

Đa dạng hóa sản phẩm, có sự khác biệt giữa các sản phẩm, có sự kế hợp giữa truyền thống và hiện đại:

  • Acecook Việt Nam khá thành công với thương hiệu mì Hảo Hảo, bởi giá thành rẻ, hợp khẩu vị với người Việt. Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, Acecook đã đưa gói mì Hảo Hảo đến hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Những năm gần đây, Acecook Việt Nam đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình ngoài Hảo Hảo, có thể kể đến như mì Lẩu Thái, Đệ Nhất, Số Đỏ, Mikochi hay miến Phú Hương… phủ sóng các phân khúc từ mì gói, phở, hủ tiếu, bún tới miến, muối chấm, snack,… Những danh mục sản phẩm này đã mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp hàng năm. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Năm 2018, mì Hảo Hảo thậm chí còn lập kỷ lục “sản phẩm mì gói có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong 18 năm” với hơn 20 tỷ gói mì đến tay người tiêu dùng Việt (giai đoạn 2000- 2018). Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.

Tình hình kinh doanh khả quan, tăng trưởng lợi nhuận đều đặn:

  • Giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu thuần của Acecook Việt Nam tăng trưởng liên tục từ 8.413 tỷ đồng (năm 2016) lên 8.878 tỷ đồng (năm 2017) rồi 9.829 tỷ đồng (năm 2018) và cán mốc 10.648 tỷ đồng (2019). Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Lợi nhuận cũng tăng với tốc độ bình quân khoảng 20%/năm, từ 920 tỷ đồng (năm 2016) lên 1.115 tỷ đồng (năm 2017), lên tiếp 1.383 tỷ đồng (năm 2018) sau đó đạt 1.660 tỷ đồng (năm 2019). Với quy mô này, nếu so sánh với những doanh nghiệp lớn trong cùng lĩnh vực FMCG với định giá P/E 15-17 lần, giá trị của Acecook có thể xấp xỉ 1 tỷ USD. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.

Công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến:

  • Với 11 nhà máy trên toàn quốc, công suất sản xuất lên tới hơn 2,5 tỷ gói/năm, Acecook Việt Nam hoàn toàn đáp ứng hiệu quả nhu cầu ẩm thực của người tiêu dùng với các sản phẩm đa dạng như mì ăn liền, sợi gạo ăn liền, miến ăn liền, miến nấu, sợi bún, phở nấu, v.v. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Tất cả các nhà máy của Acecook Việt Nam đều được đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất góp phần nâng cao chất lượng, độ an toàn sản phẩm, tiết giảm các chi phí sản xuất. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Ngoài ra Acecook Việt Nam còn được Tập đoàn Acecook chuyển giao hoàn toàn công nghệ sản xuất mì ăn liền Nhật Bản để làm ra những sản phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản, đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, giá trị dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.

Được mọi người biết đến như 1 công ty kinh doanh có đạo đức:

  • Nhật Bản được xem là quốc gia dẫn đầu thế giới về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR). Tinh thần CSR trở thành mối quan tâm của doanh nghiệp trên đất nước Nhật cũng như ở nước ngoài. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Với triết lý “Cống hiến cho xã hội thông qua con đường ẩm thực”, Acecook với những hoạt động bền bỉ trong hơn 25 năm qua đã thể hiện tinh thần CSR trung thực, toàn diện của một doanh nghiệp Nhật Bản.
  • Năm 1993, Acecook đã đưa ra 02 điều cam kết với Chính phủ Việt Nam, đó là: “nâng cao và phát triển ngành hàng thực phẩm Việt Nam” và “tích cực xuất khẩu các sản phẩm mang văn hóa Việt Nam ra thế giới”. Acecook đã không ngừng nâng cao quy trình sản xuất của mình, từ việc đồng hành cùng các nhà cung cấp cải tiến các kỹ thuật kiểm tra chất lượng, cho đến đầu tư hàng triệu đô để nâng cấp công nghệ, dây chuyền, phòng thí nghiệm của công ty. Với chính sách kiểm soát nghiêm ngặt, doanh nghiệp này luôn tự tin đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm tạo ra một ngành hàng thực phẩm an toàn cho xã hội. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường là điều mà Acecook luôn đặt sự quan tâm hàng đầu. Tại các nhà máy của doanh nghiệp, nước thải sau xử lý đạt chất lượng loại A theo tiêu chuẩn của Chính phủ Việt Nam. Đặc biệt, để giảm phát thải CO2 và các tác động đến môi trường, hiện nay, Acecook đã chủ động đưa vào sử dụng nhiên liệu sinh học là trấu cho các hệ thống lò hơi của nhà máy trên toàn quốc.
  • Tinh thần CSR mà Acecook hướng đến còn được thể hiện thông qua các chính sách đối với hơn 5,000 công nhân viên như các chế độ phúc lợi tốt, các cơ hội đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng mềm. Acecook cũng tiên phong trong mô hình “Smart Office”, chú trọng đến việc tạo ra môi trường làm việc sáng tạo, phát huy sáng kiến để cải thiện các hoạt động của công ty.
  • Có thể nói, Acecook là doanh nghiệp Nhật Bản tôn trọng những cam kết CSR của mình, và thực hiện CSR bằng một chính sách toàn diện để đạt tới mục tiêu phát triển một công ty bền vững, góp phần tạo ra một xã hội bền vững. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.

Giá trị thương hiệu mạnh:

  • Là công ty đến từ Nhật nhưng Acecook trao quyền sáng tạo cho các chuyên gia Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) người Việt. Thành công của Hảo Hảo là một minh chứng cho hành trình chinh phục khẩu vị khi gây sốt thị trường bằng vị chua cay đậm đà, hợp với thói quen nêm nếm nóng sốt nhiều gia vị và gần gũi với món canh chua có trên mâm cơm 3 miền Bắc, Trung, Nam. Sau đó, hàng loạt sản phẩm của Acecook cũng sở hữu hương vị được người tiêu dùng đánh giá cao như Bún mắm, Hủ tiếu Nam Vang, Miến Phú Hương, Mì Siukay, v.v. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Thế hệ 9X, 10X sau này, dù quầy kệ thức ăn đã ngập tràn các chọn lựa Tây – Ta, nhưng những bữa lót lòng ngon lành với ly mì Modern tiện lợi, mì Siukay mới mẻ hay gói phở Đệ Nhất đậm vị quê hương vẫn mãi là ký ức đẹp trong quá trình trưởng thành. Bằng cách nhẹ nhàng “phủ sóng” trong những bữa ăn, Acecook đã âm thầm song hành với ký ức hạnh phúc, vui buồn và trưởng thành của bao thế hệ người Việt.
  • Trong dòng chảy 26 năm, đã có ba lần Acecook thay đổi bộ nhận diện thương hiệu (1993, 2004, 2015), tuy nhiên, điều không thay đổi đó là quan điểm mang đến sản phẩm chất lượng cao cho người sử dụng. Cũng từ năm 2015, slogan “Cook Happiness” ra đời, phản ánh mong muốn của doanh nghiệp thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm của mình để mang lại cho khách hàng – đối tác, nhân viên cũng như cho xã hội niềm vui, niềm hạnh phúc. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.

3. Weaknesses (Điểm yếu) của Acecook

Phân tích mô hình SWOT của Acecook tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Acecook.

Dính phải sự cố khủng hoảng truyền thông:

  • Đang trên đà phát triển, mới đây, Acecook đã vướng phải một sự cố ảnh hưởng tới thương hiệu khi 20/8, trang chủ Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) đã đưa ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm mì ăn liền do có chứa chất Ethylene Oxide, một chất có trong thành phần thuốc trừ sâu. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Trong số những dòng sản phẩm bị FSAI thu hồi, có hai sản phẩm do công ty Acecook Việt Nam sản xuất, gồm mì Hảo Hảo vị tôm chua cay (loại 77g – hạn sử dụng tới ngày 24/9/2022) và miến Good hương vị sườn heo (loại 56g – hạn sử dụng tới ngày 10/11/2022).
  • “Một số lô sản phẩm mì ăn liền đang bị thu hồi do có chứa chất Ethylene Oxide, một chất có trong thành phần thuốc trừ sâu, không được phép sử dụng trong thực phẩm bán ở EU. Mặc dù việc tiêu thụ sản phẩm có chứa các chất gây ô nhiễm không gây nguy hiểm cấp tính đến sức khỏe, nhưng có thể ảnh hưởng nếu sử dụng trong thời gian dài. Do đó, cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chất này. Thông báo thu hồi sẽ được hiển thị trong các cửa hàng cung cấp các sản phẩm liên quan”, thông báo từ FSAI. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Đại diện Acecook Việt Nam khẳng định số sản phẩm bị thu hồi là sản phẩm xuất khẩu, không cùng lô hàng sản xuất với sản phẩm nội địa tại Việt Nam. Công ty Acecook Việt Nam không sử dụng công nghệ Ethylene Oxide ở bất kỳ công đoạn sản xuất nào.
  • Phía Acecook Việt Nam đã tiến hành phân tích, kiểm tra và điều tra trên diện rộng ở các nguyên liệu, thiết bị, quy trình liên quan để nhận định nguyên nhân và biện pháp xử lý kịp thời, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

Chưa tạo sự nổi trội trong thị phần cao cấp:

  • Nếu cách nay vài năm, thị trường mì ăn liền phân khúc trung bình được xem là hấp dẫn và ổn định cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất, thì kể từ năm 2017, phân khúc cao cấp lại được nhận định còn nhiều dư địa tăng trưởng. Một số DN nhanh chóng xây dựng chiến lược chuyển hướng, đầu tư cho các sản phẩm cao cấp.
  • Ông Kajiwara Junichi – Tổng giám đốc Acecook Việt Nam cho biết: “Doanh thu của các sản phẩm thuộc phân khúc này chỉ đóng góp khoảng gần 10% doanh thu của toàn Công ty nên Acecook không tập trung nghiên cứu thêm hương vị mới mà chỉ củng cố. Cả chi phí quảng cáo cũng chỉ đầu tư tương thích với hiệu quả nó đem lại”.
  • Tuy nhiên, trong những năm qua, phân khúc cao cấp đã tăng trưởng rất nhanh, Acecook đang dần tiếp cận nhưng hiện vẫn đi sau đối thủ cạnh tranh trực tiếp chính là Masan với thương hiệu chủ lực Omachi. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.

4. Opportunities (Cơ hội) của Acecook

Phân tích mô hình SWOT của Acecook tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Acecook.

Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam rất lớn:

  • Theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam đang xếp thứ ba thế giới về mức độ tiêu thụ mì gói. Hơn 7 tỷ gói mì ăn liền đã được người Việt tiêu thụ trong năm 2020, con số này tăng đáng kể so với 5,4 tỷ gói mì năm 2019. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Hiện có 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả các thương hiệu ngoại, nhóm 4 doanh nghiệp đứng đầu thị trường có tên Acecook Việt Nam. Nhóm “Big 4” này chiếm gần 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới chất lượng của sản phẩm và trên hết là sức khỏe của bản thân, cũng như tiêu dùng xanh:

  • Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tiêu dùng thông minh, bền vững, cũng như những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường ngay từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng sản phẩm. Tiêu dùng ngày nay không chỉ đòi hỏi sự thông minh về chất lượng sản phẩm, mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về tính xã hội và tính nhân văn của từng sản phẩm. Trước bối cảnh dịch Covid-19, người dân các và nhà đầu tư đã chuyển dần thói quen mua sắm bằng các kênh tiêu dùng “xanh” và ưu tiên cho bảo vệ sức khoẻ, tái tạo năng lượng. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Kết quả một khảo sát mới về việc sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho thấy có đến 94% người tiêu dùng tại Việt Nam tin rằng để có sức khỏe tốt là một hành trình và 94% đang thực hiện các bước để cải thiện sức khỏe trong năm 2021. Kết quả này là một phần của khảo sát được thực hiện bởi Herbalife Nutrition và Hội đồng Dinh dưỡng có trách nhiệm với 3.000 người tiêu dùng ở Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.

5. Threats (Thách thức) của Acecook

Phân tích mô hình SWOT của Acecook cuối cùng là Threats (Thách thức) của Acecook.

Thị trường cạnh tranh:

  • Theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%. Thống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Các doanh nghiệp đang trong “cuộc chiến” tìm kiếm chỗ đứng trên kệ bếp của người Việt. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, cứ 2 ngày lại có một sản phẩm mì ăn liền ra đời tại Việt Nam. Ngành hàng mì ăn liền bao gồm mì ly và mì gói, đạt doanh thu 28.000 tỷ đồng trong năm 2020, với 85% từ mì gói và phần còn lại từ mì ly.
  • Dù trên thị trường mì gói Việt Nam có hơn 50 nhà sản xuất, nhưng 4 “ông lớn” gồm Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Uniben, Asia Foods đang chiếm lĩnh thị trường. Nhóm này chiếm hơn 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020, theo dữ liệu thống kê của Retail Data.
  • Bên cạnh đó, huyền thoại mì hai tôm Miliket, Vifon vẫn đang chật vật tìm lại thời hoàng kim. Cùng với đó, nhiều thương hiệu quốc tế khác cũng đang thâm nhập vào thị trường nội địa, tận dụng ưu đãi về thuế suất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Cùng với đó có nhiều thương hiệu ngoại đang thâm nhập thị trường Việt Nam như Nongshim (Hàn Quốc) và Indomie (Indonesia) khiến cho thị trường ngành mì ngày càng cạnh tranh gay gắt. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.

Nguy cơ đứt gãy nguồn nguyên liệu sản xuất:

  • Dịch bệnh Covid19 vừa qua là một bài học đắt giá về thách thức này. Acecook Việt Nam thừa nhận công ty đã gặp phải một số khó khăn trong khâu vận chuyển hàng hóa vì các đối tác vận tải của doanh nghiệp có xuất hiện ca nhiễm Covid-19. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Theo đó, công ty không đủ xe tải vận chuyển hàng, gây ảnh hưởng đến việc giao hàng cho các nhà phân phối, các hệ thống siêu thị, và ảnh hưởng đến việc trung chuyển thành phẩm giữa các chi nhánh của công ty. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Thêm vào đó, trong đại dịch, tổng sản lượng sản xuất của công ty bị giảm so với bình thường do tình hình dịch bệnh phức tạp, cộng với việc thực hiện phương án “3 tại chỗ”. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.
  • Tương tự, Uniben – đơn vị sản xuất thương hiệu 3 Miền, Reeva, Boncha và Joco cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung ứng đủ hàng hóa cho các nhà phân phối, điểm bán tại TP HCM.
  • Đồng thời, khâu giao nhận nguyên vật liệu, vận chuyển hàng hóa cho các nhà phân phối, các hệ thống siêu thị của doanh nghiệp này cũng gặp nhiều khó khăn từ phía các đối tác vận tải. Chẳng hạn, việc xét duyệt đăng ký QR code cho xe tải rất khó khăn và mất nhiều thời gian, lái xe phải thường xuyên xét nghiệm, nhưng lại chưa thống nhất được quy định ở các chốt. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Acecook.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Omnichannel lgà ì? Bạn có bỏ lỡ giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả này

Phần mềm quản lý cửa hàng bán vật tư nông nghiệp đơn giản, dễ dùng

Mô hình SWOT của ngân hàng BIDV

Lập kế hoạch yêu cầu vật liệu là gì? Tại sao nó lại quan trọng?

Vendor Managed Inventory là gì? Ưu nhược điểm và cách thức triển khai